Logo EN

Samsung moved its television production line from China to Vietnam

 

  •  

According to Nikkei, Samsung Electronics will close its TV factory in Tianjin (China) by the end of November.

The Nikkei Asian Review source said that the Korean electronics group will move the TV production line from Tianjin to Vietnam, Mexico, Hungary, Egypt and some other places. A Samsung representative affirmed that this shift will help its global production activities become more efficient.

The Samsung TV factory in Tianjin has been operating since 1993, employing about 300 people. Samsung said it would send the workers to a number of other facilities, or assist them in finding new jobs.

Previously, Samsung closed smartphone assembly plants in Tianjin and Huizhou City (Guangdong province) last year. It will also close a computer assembly plant in Suzhou (Jiangsu province).

Samsung chuyen day chuyen san xuat tivi tu Trung Quoc sang Viet Nam anh 1
Part of the Samsung television production line will be transferred from China to Vietnam. Photo: Nikkei.

In addition, Samsung announced last week it would sell all of its stakes in the Suzhou LCD production facility to TCL. In March, Samsung announced that it would stop producing LCD panels in China by the end of 2020. The Korean conglomerate maintains operations of a household power plant in Suzhou and two chip factories in China. Xi'an (Shaanxi Province).

New research by Bank of America (BofA) shows that before the Covid-19 epidemic broke out in Wuhan (Hubei province, China) and then spread around the world, many global corporations began to translate moving production lines from China to other countries because of the US-China trade conflict, labor prices in China soared ...

The Covid-19 translation is the catalyst that accelerates this process dramatically. According to BofA statistics, the pandemic caused 80% of the global business to face supply chain disruptions.

About 67% of entrepreneurs who participated in BofA's Global Fund Manager survey said that bringing supply chains from China home or to other markets would be the biggest change in the post-Covid era- 19.

Nguồn  zingnews.vn

  •  

Theo Nikkei, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất tivi của hãng tại Thiên Tân (Trung Quốc) vào cuối tháng 11.

Nguồn tin Nikkei Asian Review cho biết tập đoàn điện tử Hàn Quốc sẽ chuyển dây chuyền sản xuất tivi từ Thiên Tân tới Việt Nam, Mexico, Hungary, Ai Cập và một số nơi khác. Đại diện Samsung khẳng định sự dịch chuyển này sẽ giúp hoạt động sản xuất toàn cầu của hãng trở nên hiệu quả hơn.

Nhà máy sản xuất tivi Samsung tại Thiên Tân bắt đầu hoạt động từ năm 1993, tuyển dụng khoảng 300 lao động. Samsung cho biết sẽ đưa các lao động này tới một số cơ sở khác, hoặc hỗ trợ họ tìm công việc mới.

Trước đó, Samsung đã đóng cửa các nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh ở Thiên Tân và thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông) trong năm ngoái. Hãng cũng sẽ đóng cửa một nhà máy lắp ráp máy vi tính ở Tô Châu (tỉnh Giang Tô).

Samsung chuyen day chuyen san xuat tivi tu Trung Quoc sang Viet Nam anh 1

Một phần dây chuyền sản xuất tivi Samsung sẽ được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ảnh: Nikkei.

Ngoài ra, Samsung tuần trước tiết lộ sẽ bán toàn bộ cổ phần tại cơ sở sản xuất màn hình LCD Tô Châu cho TCL. Hồi tháng 3, Samsung tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tấm nền LCD tại Trung Quốc vào cuối năm 2020. Hiện tập đoàn Hàn Quốc vẫn duy trì hoạt động của một nhà máy điện gia dụng ở Tô Châu và 2 nhà máy sản xuất chip ở Tây An (tỉnh Thiểm Tây).

Nghiên cứu mới của Bank of America (BofA) cho thấy từ trước khi dịch Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) rồi lan rộng khắp thế giới, nhiều tập đoàn toàn cầu đã bắt đầu quá trình dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc tới các nước khác vì xung đột thương mại Mỹ - Trung, giá lao động ở Trung Quốc tăng cao...

Dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình này tăng tốc mạnh mẽ. Theo thống kê của BofA, đại dịch khiến 80% lĩnh vực kinh doanh toàn cầu đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.

Khoảng 67% doanh nhân tham gia vào khảo sát Global Fund Manager của BofA cho rằng việc các công ty đưa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về quê hương hoặc đến các thị trường khác sẽ là thay đổi lớn nhất trong thời kỳ sau dịch Covid-19.

Nguồn  zingnews.vn